Chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến mình

Archive for 23/01/2011

7 xu hướng lưu trữ nổi bật trong năm 2011

Symantec vừa công bố dự báo về 7 xu hướng lưu trữ dữ liệu nổi bật trong năm 2011, trong đó đáng chú ý là công nghệ ảo hóa, lưu trữ đám mây và lưu trữ trong truyền thông xã hội.

1. Chặng đường cuối của ảo hóa

Trong năm qua, ảo hóa là một trong những biến chuyển lớn nhất và nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới ngành CNTT trong năm 2011. Các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đang tận hưởng những lợi ích mà ảo hóa mang lại thông qua việc giảm thiểu số lượng máy chủ trong hệ thống của họ. Tuy nhiên, trong khi ảo hóa giúp giảm thiểu chi phí máy chủ thì các doanh nghiệp lại nhận ra rằng ảo hóa còn làm tăng chi phí quản lý, và nếu không có kế hoạch bảo vệ những môi trường này thì doanh nghiệp có thể sẽ không có được tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (ROI) tốt nhất.

Trong khi các doanh nghiệp tin rằng thông tin và ứng dụng trong hạ tầng ảo của họ được bảo vệ, thì các quản trị CNTT lại đối mặt với thực tế rằng mọi thứ không phải như vậy. Việc ứng dụng vội vàng công nghệ này, triển khai rời rạc và thiếu chuẩn hóa đối với hạ tầng ảo sẽ làm phát sinh khoảng cách giữa bảo mật và sao lưu (backup) trong các môi trường ảo hóa trong năm tới.

Theo khảo sát mới của Gartner, 67% doanh nghiệp nói rằng ảo hóa máy chủ sẽ đứng đầu danh sách các đầu tư công nghệ trong năm 2011. Thêm vào đó, khả năng sao lưu và phục hồi ứng dụng cũng như dữ liệu trong môi trường vật lý vào ảo hóa chỉ với một giải pháp duy nhất sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tổng thể và độ phức tạp về CNTT.

2. Khoảng cách trong kế hoạch khôi phục thảm họa cho môi trưởng ảo hóa

Số lượng các ứng dụng và dữ liệu trong các môi trường ảo hóa sẽ tăng nhanh trong năm 2011, giúp kích thích nhu cầu sử dụng các giải pháp khôi phục thảm họa để bảo vệ những ứng dụng đó. Báo cáo khảo sát về Khôi phục thảm họa năm 2010 của Symantec cho thấy đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này, chẳng hạn như hơn một nửa dữ liệu trong các hệ thống ảo hóa đã được sao lưu thường xuyên. Phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định rằng ảo hóa đã buộc họ phải đánh giá lại các kế hoạch khôi phục thảm họa, và chỉ có 40% môi trường ảo hóa của doanh nghiệp là được bảo vệ theo kế hoạch khôi phục thảm họa (DR) hiện tại của họ.

Trong trường hợp xảy ra thảm họa, 60% dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ trong các môi trường ảo hóa có thể không được khôi phục đầy đủ do trước đó doanh nghiệp không áp dụng các công nghệ bảo vệ dữ liệu. Cần nhớ rằng việc bảo vệ máy ảo luôn đi đôi với kỳ vọng của khách hàng về môi trường vật lý, vậy nên các doanh nghiệp cần phải áp dụng cả những công nghệ khôi phục thảm họa để đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng của họ trong các môi trường ảo hóa được bảo vệ từ những rủi ro kinh doanh hàng ngày tới những thảm họa lớn.

3. Giành lại việc kiểm soát lưu trữ thông tin

Các nhà quản trị hệ thống lưu trữ cần phải bỏ qua tâm lý “ôm đồm mọi thứ” để phân định rõ những thông tin nào là quan trọng nhất trong năm 2011. Việc lưu trữ vô hạn định dữ liệu sẽ khiến cho chi phí lưu trữ tăng lên khủng khiếp, thời gian phục hồi bị kéo dài, và dịch vụ tìm kiếm điện tử e-Discovery sẽ là ác mộng đối với mọi doanh nghiệp.

Theo cuộc Khảo sát về quản lý thông tin của Symantec (SIMS) năm 2010, 87% doanh nghiệp tin rằng một chiến lược quản lý thông tin sẽ cho phép họ xóa bỏ những thông tin không cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều thừa nhận rằng 75% các bản sao lưu được lưu trữ vô hạn định, hoặc để phục vụ cho mục đích pháp lý; thế nhưng 40% bản sao lưu đó thậm chí không có liên quan gì với vấn đề pháp lý.

Năm 2011, các doanh nghiệp sẽ tái đánh giá lại nhu cầu lưu trữ và tự động hóa chiến lược quản lý thông tin của họ để lưu trữ bản sao lưu trong vòng 30-60 ngày, tiến hành lưu trữ archive dài hạn và xóa bỏ tất cả những thông tin không cần thiết khác.

4. Lưu trữ đám mây tăng nhanh

Đám mây sẽ thay đổi cơ bản cách thức cấp phát dịch vụ trong năm 2011. Các doanh nghiệp sẽ tăng cường dịch vụ đám mây công cộng và riêng tư khi mà chúng ngày càng trở nên thông dụng hơn. Trong năm 2011, doanh nghiệp sẽ cần tới khả năng quản lý các tài nguyên lưu trữ cho dù ở dạng nội bộ, khuôn viên đại học, đa khuôn viên đại học, toàn cầu hoặc ở dạng đám mây. Sẽ xuất hiện các công cụ quản lý môi trường lưu trữ phức hợp mới này và giúp các nhà quản trị CNTT hiểu rõ và nắm bắt thông tin tốt hơn về dữ liệu không cấu trúc nằm trong môi trường đó. Khả năng này sẽ cho phép ngành CNTT tối ưu lợi ích của đám mây và báo cáo cho bộ phận quản lý một cách thông minh hơn.

Hình thức lưu trữ đám mây lai cũng sẽ được triển khai để giúp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ truyền tin lưu ký trong khi vẫn giữ được thông tin lưu trữ tại máy chủ nhằm giảm thiểu chi phí quy trình tìm kiếm, duy trì chế độ truy cập hạn chế vào dữ liệu, và xác định rõ ai và ở đâu được phép tìm kiếm thông tin đó.

5. Quyền được lựa chọn thiết bị, phần mềm và đám mây

Trong khi phần mềm vẫn tiếp tục là động lực thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực CNTT, năm 2011 sẽ xuất hiện những hình thái cấp phát dịch vụ mới chiểu theo nhu cầu của khách hàng nhằm đơn giản hóa hoạt động CNTT. Điện toán đám mây, dịch vụ lưu ký và thiết bị là những ví dụ điển hình cho hình thái cấp phát dịch vụ ngày càng lôi cuốn hơn nhằm mang lại sự linh hoạt và khả năng dễ dàng triển khai dịch vụ cho doanh nghiệp.

Năm 2011, các doanh nghiệp có thể kỳ vọng đạt được sự linh hoạt này, cũng như tối ưu công nghệ và lưu trữ dữ liệu thông qua các thiết bị lưu trữ hợp nhất với khả năng bảo mật cao và truy xuất đám mây sao lưu.

6. Hợp nhất và trung tâm dữ liệu thế hệ mới

Hợp nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp CNTT, và các doanh nghiệp sẽ xác định lại các trung tâm dữ liệu của họ trong năm 2011 để quản lý hiệu quả áp lực phải giảm thiểu chi phí những vấn bảo vệ tốt dữ liệu. Cho dù quá trình hợp nhất này có liên quan tới bước chuyển đổi vật lý, ảo hóa, loại bỏ phần dư thừa, hoặc bất cứ sự kết hợp nào từ đó, thì các doanh nghiệp vẫn cần phải quản lý rủi ro và tính phức hợp của việc hợp nhất trung tâm dữ liệu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng thông tin và ứng dụng được bảo vệ và sẵn sãng trong quá trình hợp nhất để tránh mất mát dữ liệu hoặc đình trệ hệ thống bất thường. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang bước sang năm 2011 với việc hợp nhất được coi là chủ đề hàng đầu.

7. Truyền thông xã hội

Cách thức chúng ta điều phối trong doanh nghiệp hiện nay sẽ thay đổi trong năm 2011 khi các tổ chức doanh nghiệp bắt đầu hướng tới truyền thông xã hội nhiều hơn nhằm tăng cường khả năng giao tiếp và năng suất lao động cho tất cả các bộ phận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT cũng cần nắm được cách thức bảo vệ và quản lý những ứng dụng phi chuẩn mực này để tìm kiếm và khôi phục thông tin doanh nghiệp được sử dụng trên các công cụ truyền thông xã hội này. Tầm quan trọng của lưu trữ truyền thông xã hội sẽ tăng lên khi các công ty tận dụng sức mạnh của kinh doanh xã hội, trong khi vẫn phải duy trì lưu trữ (archiving) như một cách thức kiểm soát để giảm thiểu rủi ro thông tin.

Sử dụng phần mềm có bản quyền: An toàn số một!

Việc trao đổi thông tin và chia sẻ trên Internet ngày càng phổ biến và phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng trong những năm gần đây. Bên cạnh những yếu tố tích cực do sự phát triển của ngành CNTT đem lại cho con người thì các doanh nghiệp, cơ quan và người sử dụng internet cũng phải đối mặt đó là vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Khả năng bị nhiễm mã độc, virus, bị tấn công an ninh, đánh cắp thông tin cá nhân… ngày càng nhiều và trở nên phức tạp hơn.

Sử dụng phần mềm có bản quyền: An toàn số một!, Vi tính - Internet, Su dung phan mem co ban quyen, phan mem, phan mem co ban quyen, virus, internet, ma doc, may tinh,

Theo thông tin của IDC, những máy tính cài đặt và dùng phần mềm không bản quyền có nguy cơ bị lây nhiễm virus, mã độc malware thông qua websites là 25%, 33% là khả năng có thể bị lây nhiễm thông qua việc sử dụng DVD, CD và 32% là các thiết bị quan trọng khác. Hay kết quả nghiên cứu của Harrison Group mới đây cũng đã chỉ ra các doanh nghiệp sử dụng phần mềm lậu sẽ có nguy cơ mất 73% dữ liệu quan trọng, 55% sẽ không thể hồi phục được tất cả dữ liệu khi hệ thống chủ bị hỏng cũng như khả năng bị lây nhiễm virus vô cùng cao.

Do đó, có thể nói, phần mềm không bản quyền được xác định là một nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến tình trạng tấn công an ninh mạng, làm sai lệch dữ liệu và thất thoát những thông tin quan trọng của các doanh nghiệp. Việt Nam vẫn đang nằm trong số những quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất trong khu vực với hơn 80%. Và một trong những lí do đó là người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn còn “thói quen” xài phần mềm chùa mà không hề nghĩ tới hậu quả lâu dài do chính những phần mềm lậu gây ra.

Ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc công nghệ, công ty Đông Quân cho biết, “Phần mềm sao chép lậu không được kiểm tra chất lượng, do đó, máy tính của doanh nghiệp không chỉ bị phơi nhiễm trước mã độc, lỗi và virút mà dữ liệu và an ninh mạng của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây mới chính là hậu quả nguy hiểm mà các doanh nghiệp hay thậm chí cả người dùng cuối cần có cái nhìn đúng đắn. Có thể chỉ vì phải bỏ ra vài nghìn đồng để mua đĩa cài phần mềm lậu mà thiệt hại họ có thể phải gánh chịu cả tỉ đồng không kể ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp hay chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ”.

Không thể hình dung những thiệt hại và tổn thất mà phần mềm lậu gây ra to lớn nhường nào bởi không chỉ thiệt hại, mất mát về tiền của mà điều quan trọng hơn là danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và đây mới là điều mà các doanh nghiệp, công ty nên cân nhắc và suy nghĩ.

Thực tế, chi phí đầu tư, hợp thức hóa phần mềm có bản quyền nên được coi là khoản đầu tư lâu dài. Chắc chắn rằng, những dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo vệ an toàn tối ưu bởi phần mềm có bản quyền sẽ luôn giúp người dùng “miễn nhiễm” với hiểm họa từ virus, mã độc…

Đặc biệt, người sử dụng sẽ không bao giờ gặp phải những sự cố như lỗi phần mềm khiến họ phải mất thời gian cài đặt lại, thậm chí còn bị mất tài liệu do những trường hợp này gây ra. Ông Nguyễn Phương Minh, chuyên gia công nghệ, Microsoft Việt Nam nói, “Phần mềm có bản quyền Microsoft không chỉ cho phép người sử dụng hoàn thành công việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra sự khác biệt cho chính doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi dữ liệu trong máy tính của bạn luôn được bảo vệ an toàn và thường xuyên được cập nhật”.

Ví dụ, ngân hàng, tài chính là một ngành đòi hỏi tính bảo mật và độ tin cậy vô cùng cao, với việc tạo dựng được niềm tin từ khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt, luôn đảm bảo thông tin an toàn tuyệt đối cho chính khách hàng thì thương hiệu của ngân hàng đó sẽ được “khắc sâu” và “ăn điểm” hơn trong tiềm thức của khách hàng so với đối thủ của mình.

“Có thể nói, phần mềm hợp pháp sẽ là “trợ thủ” đắc lực cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn “chiếm” và “giữ” lòng trung thành của khách hàng của mình. Tự tin, an toàn và yên tâm là những gì mà chúng ta cảm nhận được khi sử dụng phần mềm có bản quyền” – ông Bình nhấn mạnh.

Thay đổi quan trọng trong Windows 7 Service Pack 1

Mới đây, blog của Công ty cũng cho thấy các phiên bản OEM (cung cấp cho các nhà sản xuất thiết bị cài đặt sẵn trong máy tính mới trước khi xuất xưởng) của Windows 7 Service Pack 1 đã được chuyển tới tay các nhà sản xuất máy tính kể từ ngày 15/1/2010. Với vai trò là bản vá lớn đầu tiên hệ điều hành chủ đạo của Microsoft và là hệ điều hành rất được người dùng ưa chuộng hiện tại, Service Pack rõ ràng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm. Câu hỏi đặt ra là: nó sẽ đem lại cho người dùng những gì?

Thay đổi quan trọng trong Windows 7 Service Pack 1, Vi tính - Internet, Thay doi trong Windows 7 Service Pack 1, Windows 7 Service Pack 1, thay doi Windows 7 Service Pack 1, Windows 7, Service Pack 1, Microsoft

Sửa các lỗi phát sinh

Một trong những đặc trưng không thể thiếu của bất cứ bản Service Pack nào chính là việc khắc phục các lỗi của hệ điều hành nguyên gốc, bao gồm cả lỗi sử dụng lẫn lỗi bảo mật. Có thể kể tới ở Windows 7 là các lỗi liên quan tới tính tương thích, lỗi khi sử dụng thẻ SD dung lượng trên 32GB, lỗi Hibernate khi khôi phục trạng thái gốc sẽ khiến máy bị treo hay đôi khi các hệ thống Windows 7 bị đứng máy không có lý do (KB2265176) chẳng hạn. Dĩ nhiên hầu hết các lỗi nghiêm trọng dạng này đều đã được Microsoft xử lý thông qua hệ thống Windows Update theo định kỳ. Tuy nhiên, với Service Pack, người dùng sẽ có một gói vá toàn diện để sử dụng mỗi lần cài đặt hệ điều hành mà không cần phải ngồi tải từng bản cập nhật rất mất thời gian.

Hỗ trợ chính thức chuẩn USB 3.0 tốc độ cao

Một trong số các tính năng mới được trông đợi nhất ở Windows 7 Service Pack 1 chính là khả năng hỗ trợ chính thức USB 3.0. Hiện tại nhiều nhà sản xuất phần cứng đã tích hợp chuẩn mới này vào sản phẩm của mình (chủ yếu là các bo mạch chủ, ổ đĩa cứng lắp ngoài và ổ USB Flash). Tuy vậy, những phiên bản đầu tiên này thường yêu cầu trình điều khiển riêng, cài đặt không đơn giản – ngược lại hoàn toàn với đặc tính cắm – chạy dễ sử dụng thường thấy của USB từ trước tới nay. Lý do chính của điều này là bởi Windows 7 chưa thực sự hỗ trợ USB 3.0 như một chuẩn thực sự. Với Service Pack 1, điều này đã trở thành hiện thực. Những người dùng USB 3.0 cũng sẽ tận dụng được tốt hơn các thiết bị của mình mà không còn phải lo ngay ngáy về việc cài đặt trình điều khiển mỗi khi đem sang một PC mới. USB 3.0 được ra mắt thị trường vào đầu 2010 với hứa hẹn băng thông dữ liệu tối đa lên tới 5Gbit/giây – nhanh hơn 10 lần so với USB 2.0.

Bên cạnh đó, USB 3.0 cũng có khả năng tải lên và tải xuống dữ liệu cùng lúc (2 chiều) so với chỉ một trong hai chiều của USB 2.0 cũ. Tốc độ mới sẽ tạo điều kiện cho một loạt đồ chơi công nghệ số mới xuất hiện như các loại ổ lưu trữ dung lượng siêu lớn, đầu đọc đĩa Bluray lắp ngoài, máy quay số, máy ảnh số với nội dung chi tiết cao hơn… Thậm chí, các loại màn hình hay card âm thanh sử dụng giao tiếp USB cũng sẽ được lợi. Ngoài ra, USB 3.0 cũng có ưu thế về khả năng cấp điện nguồn. USB 2.0 cho phép cấp điện nguồn khoảng 500mW/cổng chính. Trong khi đó, USB 3.0 vừa nhanh hơn cả hai lại vừa có khả năng cấp nguồn công suất cao hơn.

Hơn thế nữa, USB 3.0 có khả năng quản lý điện năng tốt hơn hẳn các đàn anh đi trước. Nó cho phép thiết bị chuyển vào các trạng thái rỗi, nghỉ và thậm chí là ngủ khi cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc MTXT của bạn sẽ có thời lượng pin sử dụng lâu hơn, PC để bàn dùng ít điện hơn… khi sử dụng thiết bị ngoại vi USB 3.0. Với các loại ĐTDĐ hỗ trợ USB 3.0, máy ảnh và máy tính bảng, điều này cũng là ưu thế rất lớn của chuẩn mới. Như vậy, sự hỗ trợ chính thức của Windows 7 đối với USB 3.0 là điều cực kỳ quan trọng.

Công nghệ bộ nhớ động Dynamic Memory và Remote FX

Đối với người dùng khối doanh nghiệp, 2 công nghệ hỗ trợ ảo hóa (Virtualization) gồm Dynamic Memory và Remote FX trong bản Service Pack 1 tới sẽ thực sự là cải tiến đáng kể. Dynamic Memory sẽ mở rộng tính năng cho Hyper-V – công nghệ của Microsoft – nhằm cho phép nó quản lý lượng bộ nhớ sử dụng cho tất cả các máy ảo vận hành trên máy tính chính. Hyper-V sẽ quản lý toàn bộ lượng bộ nhớ vật lý và chia ra theo nhu cầu sử dụng. Đây là tính năng giúp hạn chế tối đa các trường hợp hụt bộ nhớ trên các máy ảo bận rộn cũng như giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên trên các máy ảo rỗi. Điều đặc biệt quan trọng là các quản trị sẽ không còn mất công sức kiểm soát vấn đề này nữa.

Hiện tại, phiên bản SP1 đã bắt đầu được đưa lên mạng Internet thông qua các kênh không chính thức. Theo nhiều website đăng liên kết tải xuống, phiên bản cho Windows 7 32-bit có dung lượng vào khoảng 537,81 MB trong khi đó, bản cho Windows 7 64-bit lại nặng hơn khá nhiều (vào khoảng 903,20 MB). Những người dùng quan tâm muốn dùng thử có thể tải từ cả Torrent (hoặc tham khảo tại đây).

Trong khi đó, Remote FX lại cho phép các máy ảo và máy tính điều khiển từ xa (Remote Desktop) có được môi trường đồ họa tốt hơn. Theo Microsoft, với Remote FX, người dùng sẽ có thể làm việc từ xa thông qua mạng nội bộ mà vẫn có được đủ giao diện Aero của Windows 7, xem phim ở tốc độ tốt nhất đồng thời thưởng thức các hiệu ứng động của Silverlight, ứng dụng 3D… với chất lượng không thua gì khi đang sử dụng trực tiếp.

Lịch trình ra mắt của Service Pack 1

Bản thân Windows 7 và Windows Server 2008 R2 sử dụng chung một nền tảng mã nguồn. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi bản vá Service Pack 1 sẽ có mặt cùng lúc trên cả 2 phiên bản này. Để nắm chính xác thời điểm ra mắt, bạn có thể nhìn lại lịch trình của Windows Vista.

Phiên bản Service Pack đầu tiên của Vista được công bố khoảng 5 tháng sau khi hệ điều hành ra mắt. Sau đó, bản Beta được tung ra trong khoảng tháng 9/2007 rồi tới RC trong tháng 12/2009. Cuối cùng, bản chính thức có mặt vào giữa tháng 3/2010. Với lịch trình tương tự như vậy, người dùng hoàn toàn có thể suy đoán ra thời điểm mà Windows 7 Service Pack 1 có mặt. Thêm vào đó, chính việc Microsoft đã tung ra bản RTM của Service Pack 1 cho các nhà sản xuất vào ngày 15/1/2011 vừa qua cũng cho thấy ngày ra mắt bản dành cho người dùng cuối sẽ không còn xa.

Nhiều ý kiến cho rằng Microsoft sẽ không vội vàng trong việc ra mắt bản vá này của Windows 7 dẫn tới việc người dùng phải chờ đợi thêm chút ít. Điều này không phải là không có lý. Trước hết, bản thân Windows 7 và người anh em cho môi trường máy chủ của nó vận hành khá hoàn hảo ngay từ đầu và đối với phần đông người dùng, bản Service Pack lại không quá quan trọng do họ không vướng phải lỗi nào nghiêm trọng cần khắc phục ngay lập tức như với Vista trước đây.

Thay vào đó, phần đông khi đến với Service Pack 1 này sẽ trông đợi ở các tính năng mới nhiều hơn. Một cuộc thu thập ý kiến mới đây do Dimensional Research thực hiện cho thấy 46% các quản trị hệ thống không muốn chờ Service Pack 1 rồi mới cài Windows 7. Đây là mức đáng ngạc nhiên vì từ trước tới nay hầu như sự chờ đợi này đã trở thành “truyền thống”. Đây rõ ràng là một dấu hiệu khả quan đối với Microsoft.